Tổng quan địa lý Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười

Người Pháp xác định vùng ngập nước phía đông sông Tiền (sông Basaac) trên biên giới Việt Nam - Campuchia rộng khoảng 700 nghìn ha (7000 km2) trong đó, phần bên Việt Nam rộng khoảng 5300 km vuông.[1] Đó có lẽ là diện tích của vùng ngập nước này trước khi được khai hoang ồ ạt trong nửa cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980.

Đồng Tháp Mười là một đồng lụt kín được bao quanh bởi các giồng đất cao ven biên giới Việt Nam – Campuchia, đê tự nhiên dọc sông Tiền và giồng biển cổ dọc theo quốc lộ 1A (Tân HiệpNhị Quý, Cai Lậy) và chặn lại bởi sông Vàm Cỏ Đông (Long An).

Đồng Tháp Mười được thành tạo trong phân đại đệ Tứ (Qiv), trên hai đơn vị trầm tích PleistocenHolocen cùng với giai đoạn trung gian của Hậu Pleistocen. Quá trình thành tạo hoàn tất của Đồng Tháp Mười được bắt đầu sau thời kỳ Hậu Pleistocen cách đây khoảng 8.000 năm. Nền trầm tích Pleistocen với các vật liệu phù sa cổ không đồng đều được phủ lên bằng vật liệu mới của trầm tích Holocen. Do đó, có thể tìm thấy những gò phù sa cổ và những giồng cát cổ nằm chen lẫn giữa cánh đồng phù sa mới. Dước tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và con người, thông qua sự phong hóa với các tiến trình sinh – hóa xảy ra đã hình thành nhiều nhóm đất khác nhau trong Đồng Tháp Mười. Đất phù sa cổ, đất giồng cổ, đất phèn, đất phù sa và phù sa ven sông.